Tạp A-hàm

Tạp A-hàm kinh (Chữ Hán: 雜阿含經; tiếng Phạn: Saṃyukta Āgama) là một trong bốn bộ kinh A-hàm của Phật giáo sơ kỳ. Trong bốn bộ A-hàm, Tạp A-hàm chủ yếu bàn về các khái niệm ngũ uẩn, lục nhập, nhân duyên, thực, tứ đế, giới và 37 đạo phẩm, v.v., tập hợp từ nhiều bài kinh văn ngắn và các bài kệ được biên soạn theo tám nhóm, phần lớn tương ứng với các bài kinh của Tương ưng Bộ, vì vậy còn được gọi là Tương ưng A-hàm. Tuy nhiên, do nội dung ít tập trung, khó ghi nhớ và nhiều phần trùng lặp nhau, nên nó được đặt tên là Tạp A-hàm [1] [2] . Bản dịch Hán văn của Tạp A-hàm được xem là mang chủ thuyết của Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ, cùng với phiên bản tiếng Pali tương ứng Tương ưng Bộ, được giới học thuật coi là một trong những tuyển tập các bài giảng của Đức Phật gần sát với giáo lý ban đầu của Phật giáo Nguyên thủy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tạp A-hàm http://140.128.103.128/web/Content.asp?ID=63268 http://www.agamarama.com/cityzen/jiangtan/ahanlunw... http://humanum.arts.cuhk.edu.hk/Lexis/lexi-mf/sear... http://tripitaka.cbeta.org/T01n0026_021#0561b26 http://tripitaka.cbeta.org/T23n1442_007#0662a27 http://tripitaka.cbeta.org/T24n1462_001#0677a18 http://tripitaka.cbeta.org/T30n1579_085#0772c09 http://tripitaka.cbeta.org/T54n2130_001#0984b04 http://tripitaka.cbeta.org/T55n2145_014#0105c06 http://tkwen.sutta.org/Intro_CDB.pdf